Báo chí Truyền_thông_Việt_Nam

Tờ báo tiếng Việt đầu tiên là tờ Gia Định Báo của Pháp, được thành lập tại Sài Gòn năm 1869. Trong những năm tiếp theo, cả hai đảng dân tộc và thực dân đều dựa vào báo chí như một công cụ tuyên truyền. Trong giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa thực dân Pháp, nhiều phóng viên đã bị bắt, bị cầm tù và một số văn phòng báo đã bị chính quyền đóng cửa.

Sau 1954, báo chí được thành lập tại Hà Nội và tờ báo làm nền tảng cho ngành công nghiệp báo chí của đất nước được như ngày nay, trực thuộc Đảng Cộng sản – báo Nhân Dân – được thành lập năm 1951.

Khi Việt Nam chuyển sang một nền kinh tế thị trường tự do với biện pháp Đổi Mới, chính phủ đã dựa vào các phương tiện truyền thông in ấn để thông báo cho công chúng về các chính sách của mình. Biện pháp này đã có tác dụng tăng gần gấp đôi số lượng báo và tạp chí từ năm 1996.

Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có 849 cơ quan báo và tạp chí in, 195 cơ quan báo chí điện tử được cấp phép.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Truyền_thông_Việt_Nam http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/05/1505... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/1603... http://www.voatiengviet.com/content/chan-dung-quye... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/1409... http://hoinhabaovietnam.vn/VTV-va-vai-net-ve-lich-... http://www.sggp.org.vn/dau-tranh-quan-diem-sai-tra... http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/doan-xe-... http://vneconomy.vn/viet-nam-can-lam-mang-xa-hoi-m... http://www.vnmedia.vn/cong-nghe/201908/4-thang-3-m... https://www.bbc.com/vietnamese/business-49004126